Quit job là gì? Hãy Cùng Xem Cách Tốt Nhất Để Quit A Job!

Quit Job là gì? Hôm nay hãy cùng Anh Phan tìm hiểu về Quit a Job. So, you wanna quit your job? Hãy xem bạn có nên bỏ việc không nha.

Bạn miệt mài đèn sách, bao nhiêu năm để ra trường, bạn mong muốn có được một dream job (công việc đáng mơ ước). Và bạn bắt đầu được nhận vào làm việc trong các tổ chức, cơ quan, công ty. Nhưng cho đến bỗng một ngày khi mọi thứ như thôi thúc và giọt nước vỡ tràn ly. Bạn muốn hét lên: I WANT TO QUIT! . Xin chờ thêm, 1 more minute….

Quit Job Không Có Gì Là Đáng Sợ Cả

Trước tiên, Anh Phan chỉ muốn nói Quit Job hay Tiếng Việt còn gọi là nghỉ việc (bỏ việc, thôi việc, không làm ở một tổ chức, cơ quan, công ty…), điều này không nên đặt nặng tâm lý.

Mọi thứ ở con người đều do trong nếp nghĩ mà ra. Có những nếp nghĩ khiến bạn sẽ luôn phải lo lắng, trằn trọc và thậm chí bạn sẽ không thể hạnh phúc nổi (kể cả khi bạn có được những gì bạn mong muốn). Do vậy, khi bạn xác định quit job thì nên xác định những điều sau:

+ Bạn đã lập gia đình chưa? (Nếu có rồi thì công việc tiếp theo sẽ là gì, và làm sao trang trải cuộc sống)

+ Bạn sẽ làm gì tiếp theo? Kế hoạch của bạn là gì?

+Bạn còn nợ nần không? Mục tiêu cuộc sống của bạn là gì?

+ Bạn đang lưu luyến gì với công việc hiện tại và bạn có thực sự mong muốn ra đi không?

+ Một khi đã xác định quit job là phải gạt bỏ mọi thứ thuộc về quá khứ và sẵn sàng đón nhận tương lai (đừng nửa kia muốn đi, nửa này muốn ở đây)

+ Nếu bạn đã hoàn toàn sẵn sàng thì bạn đã có thể quit job rồi đó.

Quit Job Vs Not In The Work Force Any More

Nói đi cũng nên nói lại, Anh Phan sẽ cùng các bạn phân biệt và học luôn hai cụm từ Tiếng Anh này mà Anh Phan nghĩ nó có ý nghĩa biểu trưng cho lối suy nghĩ nha:

Quit Job: Khi bạn nói quit job, đừng nặng nề rằng là bạn sẽ đi về đâu, làm gì tiếp theo. Hãy nhìn lại các câu hỏi ở bước 1: ARE YOU READY?

XEM THÊM: DEAD-END JOB LÀ GÌ?

Nghỉ việc, bỏ việc không có nghĩ là You are not in the work force anymore. Có nghĩa là bạn chỉ bỏ việc, thôi việc ở một công ty, tổ chức và có thể sẽ khởi nghiệp (công ty của bạn) hay làm cho một tổ chức, công ty khác. Vì vậy, bạn sẽ luôn đang ở trong status (tình trạng việc làm) là (to be) in the work force. Có nghĩa là bạn sẽ vẫn làm việc (không việc này thì việc khác) và mỗi công việc mà bạn làm đều dạy cho bạn một điều gì đó.

Khi một ai đó nói rằng they are no longer in the work force, tức là họ có thể đã nghỉ hưu, hay vì một lý do không may mắn mà họ không còn có đủ sức lực và khả năng cống hiến cho công việc, cho việc làm. Do vậy ý nghĩa của not in the work force any more thường để chỉ những người không còn nằm trong độ tuổi lao động.

Bất kể làm việc gì quit job này thì bạn sẽ phải tìm một việc mới và làm công việc mới, trải nghiệm mới cho cuộc sống. Cho nên sẽ không có lý do là nên hay không nên hoặc đúng hay không đúng khi quit job mà phải quay lại bước 1 khi bạn có điều kiện cần và đủ để quit job.

Có Ai Đó Đã Nói Rằng Không Nên Làm Việc Cho Một Công Ty Quá Lâu

Làm việc quá lâu cho một công ty nên hay không nên? Sự thật thì bạn nên tìm hiểu bằng 3 ví dụ sau của Anh Phan.
VD1: Anh Phan có một người bạn năm nay 38 tuổi, từ lúc đi làm năm 25 tuổi đến năm 37 tuổi anh ấy chỉ làm việc cho một công ty. Và sau nhiều năm làm việc, tuy vị trí có thay đổi chút ít, nhưng anh ấy vẫn là một kỹ thuật viên chăm chỉ, nhiệt tình. Do công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài nên các vị trí quản lý thường là người nước ngoài nên rất khó để có được vị trí tốt trong công ty. Tuy nhiên anh ấy vẫn gắng làm cho tới năm 37 tuổi và chợt nhận ra mình nên quit job. Đắn đo mãi về kế hoạch chi tiêu, kế hoạch tiết kiệm tiền cưới vợ, cuối cùng anh cũng quit that job và có được một công việc khá hơn với thu nhập và vị trí cũng tương tự.

VD2: Một người bạn khác của Anh Phan, năm nay 37 tuổi, sau nhiều năm làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia, được đi trải nghiệm và làm việc ở khá nhiều nước khác nhau. Tuy theo công việc mà anh ấy đến cùng đoàn. Đây cũng là một trải nghiệm thú vị cho cuộc sống khi bạn vừa có việc làm, có người trả lương cho bạn hàng tháng và bạn còn được khám phá đất nước sở tại nữa. Nhưng tới năm 37 tuổi anh ấy bỗng nhìn lại “thời gian sao mà trôi quá nhanh”. Anh ấy cũng tiết kiệm được một số tiền và mong muốn mở cửa hàng kinh doanh nhưng không có kiến thức gì về kinh doanh cũng như chưa bao giờ kinh doanh nên năm nay 38 tuổi anh ấy vẫn luôn muốn quit job để kinh doanh và cũng muốn đừng bỏ việc để tránh bị mất nguồn thu nhập.

VD3: Anh Phan bắt đầu làm việc từ năm 23 tuổi, công việc đầu tiên mà Anh Phan làm là một chân chạy giấy tờ như thư ký, kiêm biên phiên dịch. Đó là công việc đầu tiên và chính thức sau chưa đúng 1 tháng thi hết khóa ở đại học. Mùa hè nóng bức, giữa cái nắng 40 độ C, Anh Phan làm việc trong công trường có lúc làm trong văn phòng, có lúc đi ngoài chợ, có lúc đi ở bệnh viện. Chỉ biết đi nhiều không làm ta mệt mỏi mà càng làm ta có nhiệt huyết cho công việc. Sau 2 năm, Anh Phan quit that job. Lúc quit job, sếp hỏi:
– Tại sao lại không làm nữa, Anh Phan đang làm rất tốt trong vị trí đó mà?

-Có phải vì lương thưởng chưa xứng đáng?

Ông hỏi một hồi lâu rồi mới hỏi Anh Phan có mong muốn bảo lưu vị trí và quay lại khi cần thiết không?

Anh Phan trả lời là không thưa sếp. Sau hai tuần trao trả công việc cho người mới thay vào, thì Anh Phan đi. Lúc đầu khi mới nghỉ việc Anh Phan không làm gì ngoài bình tĩnh suy nghĩ con đường sẽ thử đi sắp tới. Và đối với Anh Phan hiện tại mọi thứ cứ luôn tươi mới như khi mình bắt đầu những cái gì mới mẻ.

Bạn phải học cách xóa bỏ quá khứ để sống cho hiện tại cho nên Anh Phan đã không muốn quay lại. Nếu bạn để cho bạn một đường lùi, bạn sẽ nản chí và quay về với công việc mà mình đã không hề vương vấn. Do vậy, quit job là cần quyết đoán, tự tin như khi làm việc vậy!

Quit Job ở nơi công trường để đến với phồn hoa đô hội, làm việc trong một công ty mới và làm ở tòa nhà có view đẹp. Những tưởng công việc đã là dream job, nhưng chợt một ngày công ty phá sản và lại trên cuộc hành trình đi đến dream job của mình. Một điều là đừng dream cái gì hết, don’t set any expectations in life so that you never be unhappy! The most important thing in LIFE is Happiness!

Và như đâu đó trên TV, đài báo, sách vở đã nói Happiness is somewhere in between. Bạn càng muốn có dream job và đặt ước mơ cho nó bao nhiêu thì bạn càng muốn quit job bấy nhiêu một khi bạn có được nó. Đó là một phần trong chính con người bạn, sự không thỏa mãn khiến con người ta phải đi tìm kiếm nhưng biết dừng lại để đi tiếp là cách con người sẽ làm cho cuộc sống dung hòa.

Tại Sao Nhiều Người Đã Quit Their Jobs?

Lý do của quit job có vô vàn. Giống như khi ta không còn yêu một ai đó, ta sẽ chi list ra các danh sách những điểm yếu, không tốt và để đi đến một kết luận là chia tay đi! Quit job cũng vậy, tâm trí của bạn sẽ không ngừng hỏi bạn rằng: Đã đến lúc chia tay công việc nhàm chán này chưa?

Và rồi trong một ngày đẹp trời, hoặc vào một ngày thời tiết khá tồi tệ hay một ngày giông bão, bạn nói chia tay với các đồng nghiệp và sếp. Nghe có vẻ nặng nề quá, bớt nặng nề đi!

Hiện nay, với một xu thế mới là startup, khởi nghiệp khiến cho việc quit job có thể sẽ tăng. Tuy nhiên, hãy quay trở lại bước 2: Quit Job không có nghĩa là dừng làm việc, nó chỉ là chuyển đổi công việc. Và startup rất có thể là công việc mới, thử thách mới, và gian truân mới. Do đó, đừng nặng nề, vì quit job không hoàn toàn đúng hay sai cho bất kỳ ai đó.

Luôn quay lại bước 1 để biết cho bạn: tại sao bạn nên quit job vào lúc này? Mà không là một lúc nào khác? Mà không là lúc bạn 80 tuổi (just kidding).

Tại Sao Nhiều Người Không Dám Quit Their Jobs?

Như bước 1 đã nêu: lý do họ cố gắng ở lại với công việc cũng có nhiều. Một số người cảm thấy đó là công việc tốt rồi. Phần lớn là sẽ không ai quit job khi đó là công việc ổn định rồi, vợ con đề huề rồi, không ai thích phải thay đổi và sợ phải thay đổi.

Đặc biệt, không quit job cũng tốt vì nó là thứ khiến bạn an tâm nhất nhưng chỉ trong trường hợp bạn đã hoàn toàn thỏa mãn với quyết định ở lại. Còn nếu không thi chắc chắn bạn sẽ làm việc trong một môi trường tâm lý thật bi thảm và nó diễn biến trong nội tâm của bạn.

Mọi thứ nằm ở cách bạn đón nhận nó. Nhưng nỗi lo về cuộc sống là một trong những lý do cơ bản mà khiến bạn không bao giờ nghĩ về quit job. Hay như là nỗi lo về địa vị khiến bạn sẽ phải cố gắng ở lại. Và một khi vượt qua ranh giới của sự nhàm chán đó, bạn sẽ thấy gắn bó hơn với công việc. Tuy nhiên, không biết bạn có thực sự hài lòng. Điều quan trọng nhất của cuộc sống vẫn là hài lòng.

Đối với Anh Phan, nếu một quyết định có tính chất khiến cho ta tổn hao nhiều năng lượng đến vậy thì tốt nhất nên quyết định sớm. Đừng chờ tới lúc bạn 50 tuổi mà vẫn chưa hài lòng. Hãy mong rằng tới 50 tuổi bạn đã hài lòng về mọi thứ. Vì dù muốn hay không thì nó đã là thế rồi. Thường thì đến một lúc nào đó con người sẽ tự hài lòng vì biết thời gian cao quý kia không còn lại nhiều.

How to Quit Your Job?

Những điều quan trọng của công việc và cuộc sống:

  • Mỗi người có một mục tiêu sống riêng, đừng để mục tiêu sống của người khác là mục tiêu sống của bạn. Vì cho dù có cố gắng bao nhiêu thì đó vẫn không là mục tiêu của bạn. Biết đánh thức và khám phá bản thân là sự dẫn lối đến thành công cho riêng bạn.
  • Hãy luôn quý trọng những phút giây của hiện tại và giảm thiểu suy nghĩ về tương lai cũng như quá khứ sẽ làm cho bạn thấy 24 tiếng trôi qua không hề vô nghĩa.
  • Suy cho cùng thì cái mà mỗi người luôn đi tìm kiếm giữa công việc, tình yêu, cuộc sống đó chính là niềm hạnh phúc. Để có được hạnh phúc, bạn hãy cảm nhận nó.
  • Hãy là người có nếp nghĩ tích cực và đọc thêm sách mỗi ngày
  • Đặc biệt hãy sống cho chính bạn bởi vì at the end of the day: Who Cares!

XEM THÊM: DEAD-END JOB LÀ GÌ?

Anna

Học Tiếng Anh 24H là Blog do Anh Phan xây dựng. Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog. Học Tiếng Anh 24H chia sẻ các cách học Tiếng Anh, các phần mềm học Tiếng Anh và các bài học Tiếng Anh miễn phí. Chúc các bạn học Tiếng Anh vui vẻ.

You may also like...

Leave a Reply