4 Bước Cơ Bản Của Việc Học Tiếng Anh
Nếu bạn là một người có đam mê học Tiếng Anh và yêu thích việc tự học Tiếng Anh thì sau một quá trình học bạn sẽ nhận ra được tại sao bạn có thể giỏi Tiếng Anh nhanh đến vậy. Với những bạn đang mới bắt đầu học Tiếng Anh, AP muốn chia sẻ bài viết này để các bạn hiểu về các bước trong quá trình hình thành vốn Tiếng Anh của các bạn.
Mình bắt đầu học Tiếng Anh từ năm 2005, cho đến bây giờ đã trải qua được một quảng thời gian khoảng chừng 10 năm. Trong mười năm đó, mình vừa học Tiếng Anh vừa cố gắng tích lũy một cách nhìn khái quát về việc học Tiếng Anh và các bước cơ bản của quá trình học. Và sau đây là quá trình mà một người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai có thể sẽ trải qua.
Thứ nhất, làm quen với hệ thống ngôn ngữ mới
Đó là lúc bạn bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như phân biệt các thứ tiếng, như tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc v…v, cho đến việc làm quen với bảng chữ cái trong Tiếng Anh, các âm tiết và ký tự trong tiếng Anh cũng như ngữ pháp và từ vựng cơ bản của Tiếng Anh. Nói một cách khác bạn đang sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ để học Tiếng Anh và làm quen với các khái niệm, định nghĩa cơ bản trong Tiếng Anh thông qua việc dịch ngôn ngữ đó.
->CHO DÙ BẠN CÓ HỌC THÊM 10 NĂM NỮA BẠN CŨNG SẼ KHÔNG TIẾN BỘ ĐƯỢC!!!
Vì phương pháp của bạn vẫn là phương pháp làm quen với tiếng Anh và học qua việc dịch từ ngữ, khái niệm. Hay nói cách khác bạn phải tiến tới bước tiếp theo của phương pháp 4 bước này để xem thử khả năng ngôn ngữ của bạn có thể phát triển hay không.
Thứ hai, nếu bước thứ nhất là một phương pháp học tiếng Anh truyền thống thì qua bước này bạn sẽ làm quen với mọi thứ theo một cách mới hơn. Khi bạn đã có một số vốn từ vựng Tiếng Anh nhất định, bạn sẽ học nhanh hơn bằng cách lướt qua những tài liệu mới và kể cả nếu lúc này bạn chưa hề biết gì về một thứ tiếng khác ngoài một vốn tiếng Anh vừa phải, bạn cũng đã có thể so sánh được một số khái niệm và định nghĩa của nó trong Tiếng Anh và tiếng Việt hoặc một thứ tiếng khác.
Thứ ba, sự học diễn ra ở bước này
Khi bạn biết lướt và lược ra ý nghĩa trong bước số hai, thì bước này sẽ giúp bạn học nhanh hơn. Việc học tiếng Anh không có nghĩa là bạn suốt ngày phải cắm cúi với sách vở và bài tập và những kỳ thi. Thực sự thì Tiếng Anh của những kỳ thi rất khác xa với sự thật Tiếng Anh cần gì ở những người học. AP đã từng học qua Đại học chuyên ngành Tiếng Anh nhưng thật ra mà nói những kiến thức học ở ngoài nhà trường giúp AP trong hầu hết các tasks mà không có gì lo ngại.
Nếu bạn cố gắng ghi nhớ hoàn toàn ngữ pháp Tiếng Anh như một con vẹt, thì hoàn toàn bạn đã đánh mất cái thật sự cần phải học ở một ngôn ngữ rồi đó. Cứng nhắc trong học tập một ngôn ngữ mới và những cách nhìn cũng như cách học truyền thống giết chết ngôn ngữ mà bạn học.
Sự học Tiếng Anh diễn ra thật sự một cách rất tự nhiên. Cũng giống như bạn gượng hỏi bản thân vì sao Tiếng Anh giao tiếp của bạn kém hơn cả một người lái xích lô chở du khách, hay một người làm việc nhiều năm cùng với những người nói Tiếng Anh?. Nguyên nhân duy nhất là sự học Tiếng Anh của bạn diễn ra trong không tưởng còn sự học của họ diễn ra trên thực tế.
Do đó: HÃY ĐỂ BẢN THÂN LÀ NGƯỜI TỰ HỌC VÀ KHÁM PHÁ
Cuối cùng, bạn thành thạo Tiếng Anh
Trong quá trình học Tiếng Anh, các bạn sẽ gặp phải những khó khăn, những điều mà người ta vẫn luôn nói là rào cản ngôn ngữ. Thực tế cho thấy rào cản ngôn ngữ vẫn luôn là rào cản ngôn ngữ bởi kể cả với những người đã học Tiếng Anh trong nhiều năm thì rào cản này phụ thuộc rất lớn vào những đặc điểm và khái niệm của mỗi loại ngôn ngữ cũng như kiến thức trong các mảng khác nhau của những người nói Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.
Thử hỏi, bạn là một người giáo viên dạy Tiếng Anh thì các phân vùng từ vựng của bạn sẽ thiên về các khái niệm (or terms) trong ngành giáo dục mà sẽ ít thiên về các khái niệm trực thuộc các chuyên ngành khác.
Do vậy, tránh đánh đồng việc học Tiếng Anh giỏi là cái gì trong Tiếng Anh người đó đều biết và do đó, quá trình học sẽ diễn ra với mỗi người cho đến khi họ không còn muốn học nữa. (Unstoppable Learning Process)
Thành thạo tiếng Anh ở đây là một chuẩn mực được đưa ra dựa trên những quy chuẩn nhất định của hệ thống kiến thức mà bạn học. Đó có thể là IETLS, TOEFL, TOEIC, hay CAE. Quy chuẩn này cho biết bạn đã được nạp đủ một phẩn của kiến thức trong Tiếng Anh để thật sự gọi là thành thạo một ngôn ngữ. Do vậy, khi các bạn đã trải qua 4 cung bậc như đã nêu trên, một số bạn sẽ tự cho rằng đã ok và có thể sẽ là Complacency diễn ra ngay sau đó.
Thực chất của việc học Tiếng Anh ngày nay ở Việt Nam được đánh đồng với những certificates nhiều hơn là việc bạn có thực sự yêu thích học hay không và việc nói yêu thích học cũng thường được đánh đồng với những kỳ thi và thành tích đạt được.
Một số bạn sẽ cảm thấy thiếu hụt và quên dần Tiếng Anh sau những khoảng thời gian không còn tiếp xúc với ngôn ngữ này. Sự khoanh vùng từ vựng sẽ diễn ra và đặc biệt một số điều như giáo viên, giảng viên không có khả năng tiếng Anh lưu loát vì thật sự những gì họ đang chia sẻ là một phần của kiến thức mà sẽ ít dùng trong thực tiễn.
Hơn nữa, như ai đó đã từng nói Ngôn ngữ cũng cần sự sống các bạn ạ. Nếu các bạn không dùng nó thì nó cũng tự mất đi và do đó tất cả mọi thứ mà bạn học rất khó để lưu giữ mãi mãi. Nó giống như tính thực hành hay tính ứng dụng của một ngoại ngữ trong đời sống của các bạn vậy.