Vì Sao Nên Học Cùng Lúc Hai Ngoại Ngữ

Bài viết được đăng lại từ blog đầu tay của Anh Phan 

“Biết hai ngoại ngữ trở lên là một lợi thế”. Câu nói này thường xuyên xuất hiện ở các bản tin tuyển dụng cho các công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài hoặc có yếu tố giao thương với nước ngoài. Vậy thì Vì Sao Nên Học Cùng Lúc Hai Ngoại Ngữ ?.

Mình không muốn dẫn đề là một câu nói khá thực dụng nhưng “Học ngành gì làm nghề gì” cũng giống như “Trồng cây gì nuôi con gì” thôi các bạn ạ. Học ngoại ngữ là một quá trình khá khó khăn đối với mỗi chúng ta.  Có rất nhiều yếu tố khiến người Việt chọn học các ngoại ngữ khác nhau. Trong số đó có 5 yếu tố cho thấy vì sao việc học cùng lúc hai ngoại ngữ là điều cần thiết cho giới trẻ hiện nay.

Nhu Cầu Cá Nhân Trong Việc Học Ngoại Ngữ

Nếu nói về nhu cầu học ngoại ngữ đa phần tập trung vào các mục tiêu cá nhân như du học, du lịch, làm việc và định cư tại nước ngoài, tìm hiểu văn hóa nước bạn, làm việc trong các tổ chức, tập đoàn nước ngoài, tổ chức quốc tế v…v. Một trong những yếu tố và cũng là động lực cho nhiều người chọn học các ngoại ngữ khác nhau đó chính là mục đích kinh tế. Vì suy cho cùng kinh tế tài chính vững chãi thì mới có thể suy nghĩ tới những việc và những lịch trình khác nhau. Chọn học cùng lúc hai ngoại ngữ không còn là yêu cầu bắt buộc với sinh viên các chuyên ngành ngôn ngữ nữa. Mà theo thời gian thì tất cả mọi người Việt sẽ tiến hành đi theo xu thế này.

Cho dù bạn là ai, làm nghề gì, việc biết thêm một ngoại ngữ sẽ tạo ra cho bạn nhiều cơ hội mà bạn có thể chưa hề nghĩ đến. Nói như vậy không có nghĩa là người biết ngoại ngữ thì chỉ dựa vào đó và kiếm tiền được nha. Cũng giống như nhiều chuyên ngành khác vậy, biết và hiểu nhiều điều luôn là cái quan trọng và tiến trình làm việc cần rất nhiều kỹ năng. Nếu bạn đang đi làm bạn sẽ rất hiểu điều này.

Kinh nghiệm cho thấy mục tiêu cá nhân trong việc học ngoại ngữ chiếm tới 95% tỷ lệ người học với mục đích chính là “tạo dựng kỹ năng cho bản thân, phát triển khả năng ngoại ngữ, làm việc tốt hơn, đáp ứng nhu cầu (dịch vụ, du lịch, giao thương,v..v.)

Gần đây có rất nhiều bạn sau khi đã đi làm một vài năm họ có ý định học thêm ngoại ngữ mà không chỉ là một mà hai hoặc ba ngoại ngữ. Điều này rất tốt cho khả năng tư duy và nhận định của các bạn. Vì kiến thức là bao la, nếu biết và tiếp xúc càng nhiều người thì chúng ta càng học được thêm rất nhiều điều, đúng không?.

Một ý kiến khác cho rằng ở Việt Nam không bao lâu nữa mọi người sẽ biết nói tiếng Anh và giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh. Tiếng Anh đang được dạy ở nhà trường từ cấp 1 đến Đại học, ở công sở và các trung tâm anh ngữ. Qua nhiều năm rất có thể nó sẽ trở nên bình thường hóa. Và lúc đấy người Việt sẽ lại đua nhau học thêm một thứ tiếng khác. Không nói gì hơn, như bây giờ đã có nhiều bạn đang học Đại học và cố gắng học thêm tiếng Hàn, Nhật, Trung.

Tất cả cả yếu tổ kể trên sẽ phải được phân tích từ chính tính khả dụng của ngoại ngữ tại Việt Nam. Tất nhiên một bộ phận người Việt học tiếng để sang nước ngoài du học, làm việc. Nhưng không nhẽ toàn bộ người mình đi du học hay đi làm ở nước ngoài? Vì vậy tiếng nước ngoài truyền bá vào Việt Nam với các mục tiêu liên quan đến lợi ích kinh tế. Điều này là lịch sử ghi nhận rồi, thực tế nó vậy, no comment. ^-^

Tính Khả Dụng Của Ngoại Ngữ Mà Bạn Đang Học

Còn nhớ những năm 1980-2000 vẫn còn có người học tiếng Nga, tiếng Pháp. Nhưng những người học tiếng Nga và tiếng Pháp những năm sau đó đều phải chuyển qua học các chuyên ngành khác, một bộ phận đi du học ở Nga và định cư luôn ở đó.

Trước đây vì sao tiếng Pháp và tiếng Nga lại được ưa chuộng?

-Trước khi giải phóng nước ta thuộc thống trị của thực dân mà ở đây là Pháp cho nên tiếng Pháp đã từng một thời được giảng dạy ở các trường Đại học trên cả nước

– Song song là tiếng Nga thời đó tiếng Nga còn rất thịnh và mình còn được nghe kể về đi du học Nga, v…v

Nhưng sau đó khi cải cách mở cửa đổi mới, tiếng Anh bắt đầu thịnh hành và trong những năm 2012, 2013, 2014 hàng loạt các TT Anh Ngữ ra đời từ đó làm cho phong trào học tiếng Anh của người Việt dâng cao. Sau nhiều năm cố gắng và sự đóng góp của nhiều yếu tố nội lực và ngoại lực vào Việt Nam, trình độ tiếng Anh của người Việt ngày càng khá lên.

Tuy nhiên thật khó mà biết được 5 năm sau người Việt lại sẽ đua nhau học ngoại ngữ nào đây? Anh, Trung, Nhật, Hàn? Nếu nhìn vào thế mạnh đầu tư của các công ty Trung Quốc và Nhật Bản thì hai thứ tiếng này sẽ là thịnh hành trong các năm tới. Không cần xem 12 con giáp cũng biết được tại sao nó thịnh hành rồi. Vậy thì theo khả năng đó, bạn nên chọn Tiếng Anh làm nền tảng sau đó chọn một trong các tiếng Trung, Nhật, Hàn để học nha, sẽ rất cần thiết vì nhu cầu cho công việc do đó tính khả dụng của các ngôn ngữ này rất cao.

Tất nhiên không thể nói các bạn chỉ nên chọn học hai trong số các thứ tiếng kể trên bởi vì việc học ngoại ngữ còn liên quan tới việc bạn đam mê ngôn ngữ nào, tìm được niềm vui thích gì khi học nó.

Niềm Yêu Thích Khám Phá Văn Hóa Nước Bạn

Có rất nhiều người đã thành công với ngoại ngữ mà động lực duy nhất là “yêu” hay  phải lòng một anh chàng hay cô nàng khác xứ. Động lực này còn gọi là “Nội động lực để học ngoại ngữ một cách tốt nhất”. Bởi vì ngoài những động lực như kiếm việc, tăng lương hay du học thì niềm yêu thích được hiểu biết thêm về ngôn ngữ và văn hóa của nước khác là một trong những yếu tố làm cho việc học ngoại ngữ diễn ra một cách tự nhiên hơn, ít dựa dẫm vào sách vở và cứng nhắc trong giao tiếp. Nếu đạt đến mức độ đó thì việc học của các bạn sẽ diễn ra mà ít gặp khó khăn hơn chỉ vì bạn thấy đó là niềm yêu thích thực sự và mục đích cũng rất rõ ràng và đương nhiên luôn có sự trợ giúp của native speaker vì họ luôn ở bên bạn.

Tính Toàn Cầu Hóa Và Xu Thế Của Ngôn Ngữ (Được Chọn Làm Ngôn Ngữ Quốc Tế)

Toàn cầu hóa “Globalization” là một định nghĩa thường được nhắc đến thường xuyên trong những năm gần đây. Cùng với sự phát triển của internet và sự kết nối thông qua các mạng xã hội, quá trình toàn cầu hóa đang trong tiến trình của nó.

Một vấn đề của toàn cầu hóa là chọn riêng một ngôn ngữ để làm ngôn ngữ quốc tế mà không ngôn ngữ nào khác là tiếng Anh. Bạn có biết Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ có số lượng người nói nhiều nhất trên thế giới mà vị trí đó thuộc về Tiếng Trung.

Tất nhiên đây cũng là một điều dễ hiểu vì dân số Trung Quốc đông nhất thế giới chưa tính đến các quốc gia tập trung người hoa sinh sống như Singapore, Malaysia, Tây Tạng, Mông Cổ, Đài Loan v..v. Nhưng tiếng Anh sẽ luôn là international language (ngôn ngữ quy ước chung cho quốc tế) và điều này sẽ không thay đổi.

Qua đây ta thấy nếu thông thạo cả hai ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Trung bạn là người có khả năng nói chuyện với hơn 2/3 dân số thế giới rồi đó. Thấy việc học ngoại ngữ có kỳ diệu không nào?

Ngoại Ngữ Với Những Nét Tương Đồng (Sẽ dễ học hơn)

Người Việt rất có lợi thể học ngoại ngữ Tiếng Anh cũng như tiếng Trung. Vì sao vậy?

Về tiếng Anh, so với người Trung Quốc, Hàn Quốc, hay Nhật Bản, tiếng Anh dùng bảng chữ cái hệ la tinh có phần giống với tiếng Việt nên việc nhận diện mặt chữ rất quan trọng. Đối với người Trung, Nhật, Hàn họ sẽ gặp khó khăn hơn khi lần đầu tiếp xúc với tiếng Anh vì ngôn ngữ của họ có phần tượng hình do đó rất có thể họ sẽ phải đổ nhiều thời gian hơn trong việc làm quen với tiếng Anh. (Tuy nhiên mình không hiểu tại sao họ lại học nhanh hơn người Việt nha)

Về tiếng Trung xin được có ý kiến, từ trong lịch sử chúng ta biết tiếng Việt có chữ nôm, chữ Hán mà đa phần là vay mượn từ tiếng Hán. Tiếng Hán là một phần gắn liền với tiếng Trung. Do đó việc người Việt học tiếng Trung (đặc biệt là học khẩu ngữ khá dễ).

Một điều nữa là Tiếng Trung chữ viết rất khó để hoàn toàn ghi nhớ như tiếng Anh, do vậy trình độ nói đạt đến mức lưu loát và đủ giao thiệp trong công việc đã là một thành công.

Nói chung về vấn đề học cùng lúc hai ngoại ngữ thường đem lại cho người học các lợi thế riêng cho bản thân và hơn nữa những tấm gương học nhiều và thành thạo hai ngoại ngữ trở lên thường cổ vũ tinh thần cho những người đang gặp khó khăn trong hành trình học ngoại ngữ của họ.

Nếu các bạn muốn xem thêm về cách sử dụng các Adverbs (Trạng Từ Tiếng Anh), hãy xem thêm Top 50 English Adverbs For Better Expressed Sentences ( Intermediate – Upper Intermediate Levels)
Nếu các bạn thích xem và học các thành ngữ Tiếng Anh, hãy xem thêm tại danh sách 350 Phrasal Verbs For Daily Life English.

>>> TOP 5 NGÔN NGỮ DỄ HỌC VỚI NGƯỜI VIỆT

Anna

Học Tiếng Anh 24H là Blog do Anh Phan xây dựng. Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog. Học Tiếng Anh 24H chia sẻ các cách học Tiếng Anh, các phần mềm học Tiếng Anh và các bài học Tiếng Anh miễn phí. Chúc các bạn học Tiếng Anh vui vẻ.

You may also like...

5 Responses

  1. Trí says:

    “Thank you” from my heart.

  1. February 6, 2017

    […] nên học song song hai ngoại ngữ thì bạn có thể tham khảo bài viết đầy đủ Vì sao nên học cùng lúc hai ngoại ngữ. Trong bài viết này mình cũng đã chỉ ra những lý do nên bắt đầu học song song […]

  2. March 21, 2017

    […] bài viết trước, Anh Phan đã chia sẻ Vì sao nên học cùng lúc hai ngoại ngữ. Bài viết đó đã nêu khá chi tiết về những lý do, bạn trẻ ngay nay, cần học […]

  3. December 23, 2018

    […] đó tôi mới biết. Cũng giống như Effortless English, mãi tới khi tôi thành thạo nói tiếng Anh và tiếng Trung tôi mới đọc được cái định nghĩa phương pháp học thế nào là Effortless […]

  4. April 27, 2019

    […] ra việc nói lưu loát 1 ngoại ngữ cũng không khó lắm. Kể cả khi bạn có một vốn từ vựng vừa đủ để xài. […]

Leave a Reply