Fearmongering Là Gì? Vi Rút Corona Và Fearmongering 2020

Sợ hãi là 1 trong những xúc cảm mạnh mẽ của con người (strong emotion). Con người không ai là không có nỗi lo sợ. Những ngày qua, thế giới chứng kiến về đại dịch mang tên Covid-19 hay Sars-Cov2 đã làm dấy lên bao nhiêu nỗi lo sợ cho mọi người. Trong Tiếng Anh, nỗi lo sợ là fear. Từ này là động từ và cũng là danh từ. Hôm nay, hãy cùng HTA24H biết thêm về fearmongering là gì nha.

Nghĩa Của Từ Fearmongering Là Gì?

Theo định nghĩa như được trích dẫn ở Wikipedia thì Fearmongering là sự lan truyền các tin đồn, thổi phồng lên quá mức về một mối nguy hại nào đó với mục đích làm dấy lên nỗi sợ hãi trong cộng đồng.

Fearmongering (viết liền nhau) được ghép từ hai từ đó là fear + monger. Từ mongering là được thêm –ing vào để biến thành hiện tại phân từ và được dùng như 1 danh động từ (gerund).

Nếu để hai từ riêng biệt cho ta 1 nghĩa khá thô sơ như sau:

Fear: nỗi sợ

Monger: người đi bán 1 món hàng cụ thể nào đó.

Trong Tiếng Anh, từ monger là 1 từ khá là cũ. Ví dụ: fishmonger : người bán cá. Ngày nay, monger thường dùng để chỉ những người có tính hay cổ súy cho việc làm gì đó có tính chất gây phương hại đến cộng đồng. Ví dụ: warmonger : kẻ thích kích động chiến tranh, hay như từ fearmonger: kẻ gieo rắc nỗi sợ.

Khi đọc từ fearmonger lên bạn đã cảm thấy nó có hơi hướng như kiểu là đào mỏ nỗi sợ hãi của mọi người ấy. Hy vọng bạn có thể cảm nhận được xúc cảm của ngôn từ.

Fearmongering : sự gieo rắc nỗi sợ cho cộng đồng

Đại Dịch Corona Và Fearmongers

Dịch corona đang diễn biến phức tạp và một điều là nó có liên quan đến một số từ vựng Tiếng Anh mà HTA24H chia sẻ ở đây. Đó là từ fearmongers: những kẻ gieo rắc nỗi sợ.

Biết tin tức về dịch bệnh để biết cách phòng tránh cho bản thân, gia đình, và cộng đồng người chung quanh mình là 1 điều tốt cần làm. Nhưng hãy luôn nhớ rằng internet cũng đầy rẫy những kẻ cơ hội và fearmongers.

>>> TỪ VỰNG TIẾNG ANH VỀ DỊCH CORONA

Tin rác, tin thất thiệt, tin giả, tin thổi bùng, tin bắt chộp và đào mỏ nỗi sợ hãi của cộng đồng là những việc làm tạo ra fearmongering. Chúng ta biết rằng không ai không sợ vi rút corona. Nhưng nếu bạn đang cảm thấy có tính hoang mang thì ắt hẳn là hiệu ứng fearmongering có thể đã ảnh hưởng đến bạn. Sau đây là 1 số bước tránh các hiệu ứng fearmongering

+ Xem tin tức là để xem tin tức và biết số liệu (không phải để bị đào mỏ nỗi sợ)

Lấy thông tin từ các tin tức là để biết mức độ lây nhiễm, và cách phòng tránh từ xa, chủ động phòng ngừa. Nếu xem quá nhiều tin tức trong 1 ngày sẽ làm đầu óc phải suy nghĩ miết về những thứ khá xa xôi. Overthinking (nghĩ mung lung) không tốt cho sức khỏe tinh thần.

+ Critical thinking (suy nghĩ phản biện)

Suy nghĩ phản biện trên những tin tức giả mạo. Luôn đặt câu hỏi cho bản thân về tính phản biện của vấn đề. Không nên chộp giật đọc tin lướt nửa vời. Thường thì tin tức là đưa các diễn tiến số liệu và điều mà người ta cần là nghe diễn tiến số liệu. Còn lại những tin tức kiểu đưa thêm ý kiến của người viết vào, tạo những phản xạ lo lắng cho người nghe thì bạn cần có suy nghĩ phản biện để sàng lọc những gì cần lấy từ 1 cái tin.

+ Down to earth: quay về thực tại trái đất

Xúc cảm cho cụm từ down to earth là hãy dừng “overthinking” bạn ơi. Down to earth, quay về thực tế, thực tại, đừng bị vòng lặp suy nghĩ và cả ngày không làm được gì. Đã bao giờ bạn lo lắng đến mức không ngủ vì 1 điều chưa diễn ra chưa??? Nếu có rồi thì bạn sẽ hiểu down to earth giúp bạn tập trung vào làm các việc mà bạn đang làm tốt hơn.

+ Do what you need to do: làm việc bạn cần làm

Nếu bạn đang làm việc mà cứ thỉnh thoảng lại thấp thỏm nghe tin. Bạn quay qua Facebook hay YouTube nghe tin và xong luôn 1 ngày chỉ đọc tin và thêm phần suy nghĩ. Cho nên cứ tìm việc gì làm hay tiếp tục làm việc để tránh đọc quá nhiều tin.

+ Be positive: suy nghĩ tích cực hơn

Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Ví dụ: nếu bạn đang sợ sẽ thất nghiệp hay lo cho con cái thì cũng có thể nghĩ rằng nếu có thất nghiệp bạn cũng sẽ kiếm được việc làm mới. Bạn có thể nhờ người thân giúp đỡ nếu trong tình hình đó thật. Đừng lo lắng quá vì người thân cũng sẽ hiểu và thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong dịch bệnh mà.

Làm Sao Để Tránh Được Các Fake News

Đa phần các tin tức giả mạo, tin thất thiệt là muốn đánh vào tâm lí và nỗi sợ cũng như hiệu ứng fearmongering của mọi người. Khi bạn đã biết đó là 1 cái để đào mỏ nỗi sợ của bạn thì lập tức khả năng suy nghĩ phản biện của bạn sẽ luôn đồng hành và cảnh giác bạn về các fake news.

Để thiết lập nhận tin tức chính xác thì bạn có thể sử dụng các mục settings hay report tin giả ở các ứng dụng Facebook hay YouTube.

Ví dụ: các ứng dụng cho phép bạn nhận tin từ chỉ những gì bạn thích xem. Những cái gì bạn không thích thì có thể unlike hay unfollow. Và lần sau, bạn chẳng còn nhìn thấy những newsfeed như vậy nữa.

Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã biết thêm về fearmongering là gì. Bật mí thêm, bạn cũng có thể dùng 1 từ đồng nghĩa với fearmongering đó là scaremongering đó. Chúc các bạn học Tiếng Anh vui vẻ và đừng quên xem thêm các từ vựng ở mục Là Gì Tiếng Anh nha.

Anna

Học Tiếng Anh 24H là Blog do Anh Phan xây dựng. Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog. Học Tiếng Anh 24H chia sẻ các cách học Tiếng Anh, các phần mềm học Tiếng Anh và các bài học Tiếng Anh miễn phí. Chúc các bạn học Tiếng Anh vui vẻ.

You may also like...

Leave a Reply