Nói Tiếng Anh Với Người Nước Ngoài Dễ Hay Khó ?

Đã bao giờ bạn đi chơi công viên hay đi đâu đó như siêu thị, chợ, hay ngoài đường phố và bạn thấy nhiều bạn trẻ tuổi chừng như bạn hoặc ít hơn. Họ đang nói tiếng anh với người nước ngoài một cách trôi chảy và tự tin.

Bạn chợt nghĩ: “mình cũng muốn nói Tiếng Anh với người nước ngoài được như thế kia nhưng….”

Nhưng mình sợ mình nói ra họ không hiểu mình đang nói gì

Mình có thể nghe người ta nói và hiểu những gì người ta đang nói NHƯNG đầu óc mình thấy trống rỗng không biết nói gì với người ta.

Mình không cảm thấy tự tin và mình cảm thấy áp lực và e dè khi nói chuyện…..

Trong bài viết này Anh Phan sẽ dẫn chứng cho bạn và phân tích cho bạn hiểu về việc tại sao bạn lại chưa nói Tiếng Anh lưu loát với người nước ngoài được. Hy vọng sau khi bạn nắm bắt được những bí mật này, bạn sẽ trở nên tự tin khi nói Tiếng Anh với người nước ngoài.

Bạn thiểu tự tin khi nói chuyện bằng Tiếng Anh là 1 trong những lý do sau đây:

Tự tin là một khả năng phải được luyện tập

Bạn cần nhớ rằng 1 người tự tin chưa hẳn đã là người và sẽ là người nói tiếng Anh với người nước ngoài một cách lưu loát và tạo được ấn tượng nhất. Vì vậy ở đây, ta luôn có 2 trường hợp của một vấn đề. Vậy hãy xem bạn đang ở trường hợp nào của nó nha.

Trường hợp thứ nhất: Người có được sự tự tin trong giao tiếp nhưng không thể nói tiếng Anh với người nước ngoài.

Ví dụ rất cụ thể và rõ ràng:

Lớp của bạn hay cơ quan của bạn có nhiều người có thừa sự tự tin khi nói trước đám đông, hay tham gia diễn xuất trước nhiều người không? Ắt hẳn là có! Và bạn có thể còn cảm thấy điều gì đó làm bạn cảm thấy 1 chút ganh tỵ với sự tự tin, tự nhiên thoải mái mà họ vốn có.

Nhưng không phải những người này sẽ là người có đủ tự tin khi nói chuyện với người nước ngoài nha. Bởi vì cái mà họ cần tiếp theo là kiến thức về ngôn ngữ (cũng có thể là cái mà bạn đang nắm giữ). Vì thế những lúc bạn sẽ thấy rằng mỗi khi có hoạt động gì mà có sự xuất hiện của người nước ngoài họ sẽ rất tự tin, tự tin có thừa để ngay lập tức đến và tiếp chuyện. Dù rằng đó chỉ là những câu hỏi đơn giản nhất. Tuy nhiên, họ sẽ cụt hứng rất nhanh chính vì sự thiếu vắng kiến thức về ngôn ngữ và những chuyên ngành có liên quan.

Trường hợp thứ hai: Thiếu tự tin trong khi rất muốn nói Tiếng Anh với người nước ngoài.

Đây có thể là trường hợp mà bạn đang gặp phải. Bạn cảm thấy bạn có đủ kiến thức và trình độ để nói Tiếng Anh với người nước ngoài về điều đó. Bạn rất muốn bộc lộ khả năng đó NHƯNG bạn ngần ngại khi tiếp xúc với người nước ngoài. Có nghĩa là bạn đang thiếu đi sự tự tin cần thiết để bước vào một cuộc trò chuyện.

Do vậy, việc bạn phải làm là nâng cao khả năng tự tin của bạn. Bạn hãy làm điều đó lặp đi lặp lại nhiều lần (nói trước gương, dùng camera điện thoại tự ghi hình và diễn tập nói). Bạn phải hiểu rằng mọi thứ đều có thể học được, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Con người không sinh ra và biết hết mọi điều. Mọi điều đều được học hỏi, trải nghiệm, chia sẻ. Sự lặp đi, lặp lại của một hành động sẽ tạo được một thói quen. Do đó, sự tự tin cũng được xây dựng. Trong tiếng Anh người ta gọi nó là build your confidence.

Khi bạn thiếu đi sự tự tin vào bản thân thì những suy nghĩ của bạn sẽ dần chiếm lấy tâm trí bạn và nó luôn làm cho bạn cảm thấy rằng bạn không tự tin. Đôi lúc nó còn làm cho bạn tự thỏa mãn rằng “bạn không đủ tự tin” để nói Tiếng Anh với người nước ngoài và bạn bỏ cuộc. Bạn không còn muốn luyện tập nữa. Điều này cũng đúng với trường hợp ngược lại. Họ có đủ tự tin khi giao tiếp nhưng thiếu đi sự tự tin rằng họ cũng sẽ giỏi về chuyên môn hay sẽ biết nhiểu hơn về ngôn ngữ.

Chỉ khi nào bạn có đủ cả hai yếu tố như trên hội tụ thì không cần phải nói bạn cũng sẽ nói Tiếng Anh với người nước ngoài khi nào bạn thích. Những rào cản về tâm lý luôn như những BỨC TƯỜNG VÔ HÌNH ngăn cách bạn đến với sự tự tin đó. Cho đến lúc nào bạn TỰ GỠ BỎ những bức tường vô hình kia thì bạn sẽ đạt được điều đó.

Khi bạn chưa nói Tiếng Anh lưu loát với người nước ngoài việc bạn luôn phải nghĩ là làm cách nào để thực hành tốt hơn chứ không phải là “ tại sao người ta làm được mà mình không”. Vô hình trung, bạn lại làm cho bức tường đó thêm cao lớn và sự cản trở ngày một lớn hơn. Vậy làm sao bạn có thể gỡ bỏ bức tường vô hình đó ?.

ớc 1: Thay đổi cách suy nghĩ của bạn.

Bạn không biết bí mật về bộ não của bạn ?. Nó thật ra cũng giống như cái máy tính. Hãy nhìn cách bạn sắp xếp các folders trong máy tính của bạn. Bạn sẽ hiểu rằng mỗi người có các loại folders riêng.

Ví dụ một người có chuyên ngành về ngôn ngữ họ sẽ có các folders (hay còn gọi là nơi chứa đựng kiến thức về ngôn ngữ). Một người có chuyên ngành về vật lý thì sẽ có rất nhiều folders về kiến thức đó. Bên cạnh đó, họ cũng có thể tự tạo thêm 1 vài folder ngoài những tài liệu đó.

Và não của bạn có 1 khả năng chứa đựng khá lớn nhưng nó lại tùy thuộc người chủ của nó muốn bỏ vào đó những gì. Việc bỏ vào đó những folder gì, hay còn gọi là suy nghĩ gì cũng do bạn quyết định.

Trước đây, bạn bỏ vào đó suy nghĩ rằng “nói tiếng Anh với người nước ngoài khó thật” thì từ giờ phút đó nó sẽ ghi nhớ điều này như 1 bản ghi. Và do đó, bản cảm thấy nó khó thật.

Như Anh Phan trước đây khi chưa học Tiếng Anh thì bản ghi đó là “ làm sao ta nghe được Tiếng Anh trong phim mà không cần phụ để nhỉ. Ta phải nghe người ta nói và hiểu luôn chứ sao lại cần đến phụ đề, xem sao mà mất hứng”.

Vậy thì bạn hãy thử cách đưa vào 1 bản ghi mới, replace cho cái bản ghi cũ của bạn ấy. Bạn cũng thấy đấy, máy tính còn có lệnh ghi đè lên là overwrite mà.

Bước 2: Tìm Cách Để Làm Thực Hành Nói Tiếng Anh

Bước tiếp theo sau khi bạn đã tạo xong 1 folder trong chiếc máy tính mang tên “bộ não của abc” là đưa vào đó các tệp, các file để lưu trữ, cất giữ. Bước này là 1 quá trình học hỏi và tìm kiểm cũng như thử nghiệm nhiều phương pháp học, ghi nhớ và thực hành Tiếng Anh khác nhau.

Hãy thử nghĩ mà xem, có nhiều loại file với định dạng khác nhau. Ví dụ mỗi file video thôi mà đã có hẳn 1 loạt các format như : .avi, .mp4,. MPEG, . mkv, .flv, .3gp, vân vân và mây mây.  Trong khi học Tiếng Anh cũng vậy, có rất nhiều cách học như học tiếng Anh qua phim không có phụ đề, nhưng có người lại thích học tiếng Anh qua phim có phụ đề. Hay như học Tiếng Anh với người nước ngoài qua Skype nhưng cũng có bạn thích ra phố bờ hồ săn Tây, học tiếng Anh qua YouTube,  v…v. 

Bạn thấy đấy, có rất nhiều cách nhưng vấn đề nằm ở chỗ, bạn phải biết được máy tính của bạn được lập trình để đọc loại file, hay dạng tệp nào. Nếu nó chỉ được lập trình sẵn rằng Học Tiếng Anh với người nước ngoài qua Skype không tốt thì bạn có thể chuyển qua cách học khác. Cơ bản là bạn phải tìm thấy đúng định dạng cho máy tính bộ não của bạn. Hoặc còn có 1 cách nữa là: “lập trình lại bộ não” cứ như mình đã nêu ra ở bước 1.

Một số gợi ý về cách thực hành nói Tiếng Anh từ Anh Phan

Tìm bạn người nước ngoài nói Tiếng Anh qua Skype

Tự nói Tiếng Anh một mình trong phòng

Tự đối thoại khi nghe hay xem các video học Tiếng Anh trên YouTube

Tham gia một vài khóa học trực tuyến do người bản xứ giảng dạy

Bước 3: Bổ Sung Thêm Tài Liệu, Góp Nhặt Thêm Kiến Thức

Bước 3 này vẫn nằm trong hành trình góp nhặt kiến thức trong Tiếng Anh và sắp xếp nó vào các folder mà bạn đã xây dựng trước đó từ bước 1. Theo 1 quá trình dài bạn luyện tập nói và học hỏi thêm về Tiếng Anh, bạn sẽ có một vốn kiến thức và kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện kỹ năng này.

Hãy luôn nhớ rằng bạn sẽ phải tiếp tục góp nhặt thêm và bổ sung thêm tài liệu vào chiếc máy tính bộ não của bạn. Nếu không làm như vậy, e là chiếc máy tính của bạn khó mà nâng cấp (upgrade) lên 1 trình độ cao hơn.

Bổ sung thêm tài liệu ở đây nó như kiểu mua thêm chiếc RAM hay bộ nhớ cho máy tính. Tăng RAM lên từ 2GB tới 8GB hay thậm chí 16GB, đó cũng là 1 cách nâng đời cho chiếc máy tính. Cũng giống như học Tiếng Anh, bạn đi từ level thấp nhất và từ đó nâng cấp lên.

Bước 4: Vận Hành Và Duy Trì Cỗ Máy Nói Tiếng Anh Của Chính Bạn

Đừng quên rằng để vận hành và duy trì cỗ máy nói Tiếng Anh mà đây chính là bạn, thì ắt hẳn bạn phải luôn thực hành nói và tạo ra cơ hội cho mình để luyện phản xạ nói, hay nghe.

Gần đây Anh Phan thường hay nghe Tiếng Anh về mảng xe hơi, xe ô tô con các loại. Việc sở hữu một chiếc xe hơi tưởng chừng như chỉ mua về thôi và xài không đâu?. Chi phí bảo trì bảo dưỡng mà còn gọi là maintenance là điều quan trọng để giữ cho cỗ máy đi lại luôn thực hiện được nhiệm vụ.


Với máy tính cũng vậy, lâu lâu bạn cũng có thể mang nó ra lau chùi cho đỡ bụi bặm. Có như vậy nó mới làm việc đúng công suất. Nếu ai đó từng mở chiếc máy tính của bạn ra lau chùi thì bạn sẽ thấy, dưới cánh quạt (cooling fan) luôn dính đầy bụi ấy mà.

Đôi lúc bạn thấy đấy, máy tính của bạn có thể nóng lên bởi vì cánh quạt chứa đầy bụi, chả quay được nữa ấy mà. Và học Tiếng Anh cũng vậy, đôi lúc thư giãn lại là cách bảo trì cho cỗ máy của bạn không quá mệt mỏi.

Bài viết đến đây xin kết thúc. Chúc các bạn tìm được những bài học, những ứng dụng, những chia sẻ bổ ích cho việc học Tiếng Anh nha. Và bây giờ mình muốn các bạn sẽ nói rằng : Muốn nói Tiếng Anh với người nước ngoài….. thì nói thôi! Không cần NHƯNG gì cả!

Anna

Học Tiếng Anh 24H là Blog do Anh Phan xây dựng. Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog. Học Tiếng Anh 24H chia sẻ các cách học Tiếng Anh, các phần mềm học Tiếng Anh và các bài học Tiếng Anh miễn phí. Chúc các bạn học Tiếng Anh vui vẻ.

You may also like...

4 Responses

  1. June 14, 2019

    […] Muốn Nói Tiếng Anh Với Người Nước Ngoài Nhưng…. […]

  2. June 16, 2019

    […] Muốn Nói Tiếng Anh Với Người Nước Ngoài Nhưng…. […]

  3. June 19, 2019

    […] Muốn Nói Tiếng Anh Với Người Nước Ngoài Nhưng…. […]

  4. June 19, 2019

    […] Muốn Nói Tiếng Anh Với Người Nước Ngoài Nhưng…. […]

Leave a Reply